Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh
Các thông tin được Tân Hoa xã, TQ loan
tải những ngày gần đây cho thấy, ngày 9 tháng 6, Trung Quốc cho phát
ngôn viên ngoại giao Hoa Xuân Oánh tiếp tục bịa đặt, lừa đảo, nói xấu
Việt Nam.
Về mớ tài liệu xuyên tạc, vu cáo được
gọi là “Hoạt động của giàn khoan 981: Sự khiêu khích của Việt Nam và lập
trường của Trung Quốc” do Trung Quốc công bố ngày 8 tháng 6, bà Oánh
tuyên truyền xuyên tạc với những luận điệu khó chấp nhận, khác xa thực
tế cho rằng:
“Trung Quốc luôn tập trung cho thông qua
trao đổi song phương để xử lý thỏa đáng vấn đề có liên quan”; rằng,
ngày 2 tháng 5 năm 2014, Việt Nam bắt đầu “quấy rối mạnh mẽ” hoạt động
của doanh nghiệp Trung Quốc, đến nay, “Trung Quốc luôn giữ kiềm chế,
đồng thời đã tiến hành hơn 30 lần trao đổi với phía Việt Nam, đưa ra
giao thiệp nghiêm túc với Việt Nam, yêu cầu Việt Nam chấm dứt tất cả
quấy rối dưới mọi hình thức đối với hoạt động của phía Trung Quốc, rút
tất cả tàu và nhân viên ở hiện trường”.
Bà Oánh tỏ ra trịch thượng và tiếp tục
luận điệu lòe bịp thiên hạ cho rằng: “Nhưng, Việt Nam không hề bớt phóng
túng, ngày càng táo tợn, một mặt gia tăng hoạt động quấy rối, phá hoại ở
hiện trường, mặt khác trắng trợn bịa đặt nói xấu ở quốc tế, tiến hành
bôi nhọ và công kích vô lý Trung Quốc. Trong tình hình đó, chúng tôi cần
thiết nói rõ chân tướng sự thực cho cộng đồng quốc tế, để nghe cho
đúng”.
Bà Oánh còn muốn tiếp tục bôi đen hình
ảnh của Việt Nam khi nhắc lại sự kiện biểu tình phản đối Trung Quốc ở
một số tỉnh của Việt Nam trong tháng 5, đồng thời lại đòi tiền “bồi
thường”.
Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh
Được biết, Trung Quốc đã xào xáo, chế
biến ra cái mớ tài liệu gọi là “bằng chứng” mang tên “Hoạt động của giàn
khoan 981: Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc”,
rồi cho công bố trên trang mạng Bộ Ngoại giao vào ngày 8 tháng 6.
Tài liệu này xuyên tạc cho rằng, Trung
Quốc là nước “phát hiện sớm nhất, khai thác làm ăn sớm nhất, quản lý sớm
nhất” quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc cho rằng, chính quyền Bắc Tống của
họ (năm 960-1126 Công nguyên) đã đặt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
trong “phạm vi quản lý” của họ, điều cả “thủy quân” đến tuần tra vùng
biển này. Cho rằng, năm 1909 đề đố “thủy quân” nhà Thanh Trung Quốc là
Lý Chuẩn cũng dẫn quân thị sát quần đảo Hoàng Sa và “cắm cờ bắn pháo”
trên đảo Phú Lâm, “tuyên bố chủ quyền”….
Cứ bịa như vậy, nên Trung Quốc cho rằng,
trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã xâm chiếm “quần đảo Tây
Sa” của Trung Quốc. Do đó theo các “văn kiện quốc tế” sau khi Nhật Bản
đầu hàng thì Trung Quốc phải “thu hồi” chúng…
Tài liệu này còn xuyên tạc cho rằng,
trước năm 1974, Việt Nam không hề “dị nghị” về “chủ quyền quần đảo Tây
Sa” của Trung Quốc (đây là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).
Ngoài ra, Trung Quốc bịa đặt cho rằng,
"ngày 15 tháng 6 năm 1956, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Ung Văn Khiêm
khi đó còn thừa nhận “quần đảo Tây Sa”, “quần đảo Nam Sa” của Trung Quốc
(thực ra là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Vụ
trưởng Vụ châu Á Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Lộc cũng nói với phía Trung
Quốc như vậy".
Trung Quốc cho tàu chiến, máy bay quân sự, tàu hải cảnh... xâm lược vùng
đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc
tế. Trong hình là tàu hộ vệ tên lửa Vận Thành số hiệu 571 Type 054A cùng
với máy bay trực thăng của Hạm đội Nam Hải hộ tống cho giàn khoan 981
xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Tài liệu Trung Quốc còn bịa đặt cho
rằng, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố về độ
rộng của lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý và nó có nhắc đến “quần đảo
Tây Sa” (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).
Ngoài ra, tài liệu này còn cho rằng,
ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng khi đó đã gửi
“thông điệp” cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai cho rằng, Chính phủ
Việt Nam thừa nhận tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Trung Quốc.
Về việc Việt Nam và Philippines tổ chức
giao lưu thi đấu thể thao ở quần đảo Trường Sa, bà Oánh cho rằng, hoạt
động này là một động thái nhỏ, là một “trò hề vụng về”.
Đồng thời bà Oánh lại rao rảng như đang ở
trên mây rằng: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với
quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh”. Bà ta lớn tiếng yêu cầu
Philippines và Việt Nam “chấm dứt bất cứ hành vi khiêu khích, gây sự
nào”, “tuân thủ nghiêm túc DOC, không tiến hành bất cứ hành vi làm cho
tranh chấp thêm phức tạp và mở rộng nào”.
Tuy nhiên, điều đáng xấu hổ cho TQ là
những gì Trung Quốc nói không giống những gì Trung Quốc làm, đều là
giọng lưỡi của những kẻ bịp bợm, bày đặt muốn nước khác phải tuân thủ
COC nhưng bản thân mình tay còn đang "vấy bẩn" cực độ.
Về việc có tin cho là Trung Quốc muốn
đầu tư lớn xây dựng sân bay ở Đá Chữ Thập, bà Oánh ráo hoảnh cho là chưa
thấy có thông tin gì, không thể chứng thực tính chân thực của thông tin
này, nhưng bà lại đi lừa đảo rằng: “Nếu Trung Quốc muốn tiến hành hoạt
động gì ở đảo, đá ngầm có liên quan thì cũng hoàn toàn là việc trong
phạm vi chủ quyền của Trung Quốc”.
Đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - quần đảo này bị Trung Quốc
dùng vũ lực xâm lược năm 1974 khi Việt Nam đang tập trung cho chống Mỹ
cứu nước.
(Nguồn báo Giáo Dục Việt Nam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét