Câu chuyện dự án sân bay Long Thành: Việc lớn, có tranh luận là bình thường, sao phải xuyên tạc?
Những
ngày này, từ trên diễn đàn Quốc hội ra đến dư luận ngoài xã hội, câu
chuyện dự án sân bay Long Thành đặc biệt được quan tâm. Đây là một dự án
lớn đang được Chính phủ và Bộ GTVT trình trước Quốc hội nhằm hướng đến
việc Việt Nam sớm có thêm một cảng HKQT có quy mô lớn, hiện đại, góp
phần phát triển kinh tế – xã hội đồng thời gắn với nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh. Đáng tiếc là, như những khi đất nước có việc lớn, các thế lực
thù địch, phản động lại tìm cách chống phá bằng những thủ đoạn, phương
thức đặc biệt nguy hiểm, trong đó có việc xuyên tạc, thổi phồng, bóp
méo, dựng chuyện…trên mạng Internet thông qua các mạng xã hội…
Theo
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, dự án sân bay Long Thành được chia làm
3 giai đoạn với tổng mức đầu tư là 18,7 tỷ USD; giai đoạn 1 cần 7,8 tỷ
USD để đạt mức 25 triệu khách/ năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/ năm; ở
giai đoạn 3 cần gần 7 tỷ USD và sân bay có thể đón tới 100 triệu khách/
năm và 5 triệu tấn hàng hóa.
Việc lớn mới cần tranh luận
Không
ngạc nhiên khi dự án này ngay khi được công bố đã khiến cho dư luận có
nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí đến mức gay gắt. Ở tầm mức một quốc
gia còn nghèo, tiềm lực kinh tế hạn chế, nguồn vốn còn phải vay mượn
nhiều, số nợ công đang ở mức cao thì chỉ riêng huy động được chừng 8 tỷ
USD để có thể triển khai giai đoaạn I của dự án này đã là một việc rất
nặng nề, khó khăn. Tuy nhiên, nếu có tầm mắt nhìn xa trông rộng cho vài
ba chục năm sau nữa, khi mà Việt Nam hội nhập rất sâu vào đời sống kinh
tế quốc tế, việc giao thương mở rộng, nhu cầu đi lại tăng cao thì có thể
thấy hệ thống sân bay hiện có hầu hết đều trong tình trạng quá tải,
không thể không có những dự án như dự án sân bay Long Thành để mà đón
trước.
Việc
lớn, cần khoản đầu tư cực lớn trong khi những con số về hành khách và
hàng hóa còn “tròn trĩnh” quá nên sự tranh luận “nên hay không nên”,
“cần thiết hay chưa cần thiết” xảy ra gay gắt thậm chí đến mức đối chọi
âu cũng là điều dễ hiểu với bất cứ ai. Chỉ nói đơn giản như việc cưới
hỏi cho con thôi, thì trong mỗi gia đình hẳn cũng có không ít tranh luận
rồi, huống chi đây lại là chuyện tiền tỷ đo bằng USD! Vậy thì nên nhìn
nhận chuyện tranh luận theo hướng nào?
Thiết
nghĩ, dù là người đồng ý hay phản đối, dù là người dân ngoài xã hội hay
Đại biểu Quốc hội nơi nghị trường, tiếng nói của họ cũng là vì dân vì
nước, vì điều tốt đẹp cho tương lai con cháu sau này.
Nếu
vài ba chục năm nữa, khách nước ngoài ồ ạt đến Việt Nam, người Việt Nam
cũng thường xuyên đi du lịch, làm ăn xa Tổ quốc mà khi ấy, sân bay chật
nghẽn thì thử hỏi, chúng ta nghĩ sao? Hay là lại ân hận biết thế mấy
chục năm trước bình tĩnh nhìn nhận hơn, đánh giá khách quan và công bằng
hơn rồi “bấm nút” thông qua dự án thì có phải hay không?
Nhưng
nếu cũng vài ba chục năm nữa, có sân bay mới nhưng khách khứa, hàng hóa
lèo tèo, thu chả đủ chi trong khi khoản nợ tiền đầu tư khi trước lại
“đẻ” thêm lãi mà còn trả chưa xong thì chúng ta trách ai? Con cháu chúng
ta nghĩ gì?
Tất cả những câu hỏi ấy đều có lý, nhưng cũng đều cần phải suy nghĩ, cân nhắc, nghiên cứu và phải được trả lời thấu đáo. “Không
nên để tái diễn tình trạng dự báo nguồn vốn không chính xác dẫn đến
việc “đội vốn” như đã từng xảy ra ở một số công trình trọng điểm khác.
Chủ trương xây dựng Cảng HKQT Long Thành với quy mô lớn, hiện đại là
đúng nhưng không thể không tính toán cụ thể nguồn lực. Dự kiến về nguồn
lực trong dự án là một vấn đề, thực tế triển khai sẽ gặp rất nhiều vấn
đề, khó khăn khác phát sinh”- đây là ý kiến chung của nhiều Đại biểu
Quốc hội khóa XIII được dư luận rất hoan nghênh bởi sự khách quan, thận
trọng, trung thực và có trách nhiệm cả với hiện tại cũng như tương lai.
Xuyên tạc, bóp méo cả sự tranh luận
Một
lần nữa, “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” thông qua cái gọi là “Việt Nam
Thời báo” lại lên tiếng nhân danh “độc lập” mà xuyên tạc, bóp méo sự
thật, trèo ngược mà “nói chõ vào” ngay khi câu chuyện dự án sân bay Long
Thành còn mới chỉ được đưa ra bàn, chưa hề quyết định dứt khoát như thế
nào …
“Việt
Nam Thời báo” đã “trèo” vào mồm người ta một cách rất ngang nhiên đến
“đứt cả dây thần kinh xấu hổ”. Trước tiên, “Việt Nam Thời báo” cóp
nguyên bài trên Vietnamnet; sau đó, viết chèn thêm chừng 300 chữ lên đầu
rồi rút một cái tít cho rằng “Chính phủ đã thất bại” trong một “cuộc đối chọi” với Quốc hội.
Xin
thưa rằng, kiểu “nói leo” của “Việt Nam Thời báo” một lần nữa khiến dư
luận trong và ngoài nước phải ngán ngẩm khi mà “trình văn hóa” của nó
thấp đến không thể tin nổi!
Trước hết, người dân và cử tri cả nước chả nhìn thấy đâu là sự “đối chọi”
giữa Chính phủ với Quốc hội của mình cả. Chính phủ được Quốc hội bầu
ra, có trách nhiệm điều hành phát triển kinh tế – xã hội và do đó, việc
gì xét thấy có ích cho phát triển đất nước, có lợi cho bảo đảm an ninh
quốc phòng, tốt đẹp cho cuộc sống lâu dài của nhân dân – dù có phải chi
tiêu tốn kém – thì lập dự án, dự toán chi tiêu và trình ra Quốc hội xem
xét, cho ý kiến; nếu Quốc hội đồng thuận nhất trí thì Chính phủ tổ chức
thực hiện trước con mắt giám sát của Quốc hội và cử tri, còn ngược lại
thì phải nghiên cứu kỹ hơn, làm rõ thêm và trình Quốc hội dịp khác. Như
thế thì “đối chọi” ở chỗ nào và ai “thất bại”?
Thứ
hai, Quốc hội Việt Nam là quốc hội được bầu lên bằng phổ thông đầu
phiếu, thực hành dân chủ và quyết nghị tập thể. Câu chuyện sân bay Long
Thành mới chỉ là dự án, nên Quốc hội phải tranh luận để mổ xẻ đến cùng,
làm rõ ưu điểm – nhược điểm, việc nên- việc chưa nên trước khi đi đến
biểu quyết là đúng theo quy định của Hiến pháp và các đạo luật liên
quan, là thực hành dân chủ, là cách huy động trí tuệ, tâm huyết, tiếng
nói của cử tri tham gia giải quyết những việc lớn của quốc gia. Chính
phủ trình dự án sân bay Long Thành là đúng theo chức năng, quyền hạn,
nhiệm vụ của mình; Quốc hội xem xét, thảo luận, cho ý kiến vào dự án này
cũng là theo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của mình, “Việt Nam
Thời báo” có hiểu Hiến pháp và pháp luật Việt Nam không mà xưng xưng cho
rằng có “đối chọi” giữa Chính phủ với Quốc hội?
Thứ
ba, đã là những việc lớn thì chi tiêu cũng không thể nhỏ, hiệu quả về
lâu dài cũng thật khó mà có được con số tuyệt đối chính xác. Trước dự án
sân bay Long Thành, Việt Nam đã và đang làm nhiều dự án lớn như dự án
đường dây 500 KV Bắc – Nam, dự án Đường Hồ Chí Minh, Dự án Thủy điện Sơn
La v.v…Những dự án này khi trình ra Quốc hội đều gặp phải sự tranh luận
quyết liệt, gay gắt đến mức tưởng như không thể hóa giải được. Thế
nhưng, sau khi đã nghe tất cả các ý kiến, góp ý, kiến nghị, giải
pháp…Quốc hội đều đã biểu quyết nhất trí, Chính phủ tổ chức thực hiện
rất thành công dưới con mắt giám sát khắt khe của các cơ quan kiểm toán,
của Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước. Cho đến nay, càng mừng hơn là
những dự án khổng lồ, chi tiêu rất lớn ấy đều đã và đang đem về nguồn
thu lớn, giúp đất nước có thế và lực vững vàng hơn, đáp ứng kịp thời nhu
cầu phát triển nhanh chóng của quốc gia và cải thiện mạnh mẽ đời sống
nhân dân.
Biết hãy thưa thốt…
Dân
gian có câu “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe” muốn nói
rằng, có bàn góp chuyện thì cũng cần có sự hiểu biết, có tấm lòng trong
sáng, ngay tình. Tự cho là những người “làm báo độc lập” song chỉ qua
cách thông tin câu chuyenterện sân bay Long Thành, dư luật trong và
ngoài nước có thể dễ dàng nhận ra “chân tướng” của những kẻ tổ chức cái
gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” và vận hành cái gọi là “Việt Nam
Thời báo”: Chuyên nghề hóng hớt lăng nhăng, phán bảo xằng, nói leo theo
đuôi. Đặc biệt, những người này – thông qua những gì họ nói, họ viết –
dứt khoát không phải là những người có tấm lòng vì nước vì dân, khách
quan và trung thực góp lời góp ý để dân giàu nước mạnh. “Việc” ưa thích
của họ chỉ là xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, cực đoan quá khích hòng thỏa
mãn cái hư danh của mình, “câu view” từ những người bồng bột, cả tin
nhưng thiếu thông tin.
Người
dân và cử tri cả nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài chắc chắn
một điều rằng, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã và đang nỗ lực hết
sức mình, tìm kiếm mọi khả năng và nguồn lực để xây dựng và phát triển
đất nước, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập, tự do của
nước nhà. Những giọng lưỡi xuyên tạc, bóp méo, kích động và thù hằn…từ
lâu đã không còn được người dân Việt Nam cũng như dư luận quốc tế chấp
nhận. Những giọng lưỡi trơ trẽn, bất chấp sự thật ấy sẽ nhanh chóng chìm
lấp trong làn sóng những tiếng nói khách quan, công bằng, đồng thuận ở
trong và ngoài nước…/.
Thiện Phương